Một trong 'lão' phượng tím trồng đầu tiên của Đà Lạt có nguy cơ chết đứng
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn khó khăn. Nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư, bổ sung ngân sách cho bảo vệ và phát triển rừng.Tết Nguyên đán: Vì sao người Việt ‘cày’ cả năm để về quê ăn tết?
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Imexpharm họp mặt cổ đông thường niên 2024, các nhà phân tích, nhà đầu tư tiềm năng
Theo Agribank, khách hàng cần lưu ý một số thủ đoạn như giả mạo là công an địa phương, nhân viên ngân hàng, nhân viên công ty điện, nước; lừa đảo tri ân dịp tết, lì xì online. Đối tượng lừa đảo có thể giả mạo công an địa phương yêu cầu người dân cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân hoặc đe dọa đang liên quan đến vụ án nghiêm trọng; đối tượng lừa đảo cũng có thể giả mạo nhân viên ngân hàng mời mở thẻ tín dụng, hỗ trợ chuyển tiền, giả danh nhân viên công ty điện nước đe dọa sẽ cắt điện nước. Đối tượng lừa đảo mạo danh là thương hiệu uy tín hoặc người thân, bạn bè gửi tin nhắn, email thông báo khách hàng được nhận lì xì qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc quà tặng gửi đến tận nhà. Tiếp theo, kẻ xấu sẽ gửi đường link lạ, mã QR là trang website, phần mềm giả mạo hoặc đường dẫn chứa vi - rút chiếm quyền điện thoại đến máy của người dân thông qua trình tin nhắn, Zalo, Telegram, Messenger… Khi truy cập vào website, ứng dụng giả mạo, khách hàng sẽ phải nhập các thông tin cá nhân, thông tin thanh toán là thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ, mật khẩu, mã OTP. Sau đó đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng thông tin này để chiếm đoạt tài sản.Một thủ đoạn khác đánh vào tâm lý nhu cầu đổi tiền mới của người dân để lì xì tết, kẻ lừa đảo sử dụng các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử tiếp cận khách hàng có nhu cầu và yêu cầu cọc tiền trước hoặc trả trước toàn bộ số tiền cần đổi. Sau khi nhận tiền, đối tượng sẽ cắt liên lạc, không đổi tiền theo thỏa thuận, đưa không đủ tiền, chuyển tiền giả cho người dân.Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) mới đây cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng những chiêu lừa đảo. Theo BVBank nhu cầu giao dịch trong dịp cận Tết Nguyên đán tăng cao cũng là lúc hình thức lừa đảo có xu hướng gia tăng. Một số thủ đoạn phổ biến gần đây là nguy cơ kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng. Đối tượng gian lận có số tài khoản khách hàng và cố tình nhập sai mật khẩu nhiều lần dẫn đến tài khoản sẽ bị khoá. Kẻ lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng điện thoại dẫn dụ khách hàng vào link tải ứng dụng giả mạo. Lúc này, khách hàng thường hoảng loạn nên thực hiện theo hướng dẫn, cung cấp thông tin đăng nhập, cài phần mềm độc hại… dẫn đến kẻ lừa đảo chiếm quyền kiểm soát thiết bị và rút tiền từ tài khoản khách hàng. Theo nhận định của BVBank, phương thức lừa đảo này tương tự việc lừa cài ứng dụng, tuy nhiên thủ đoạn này tinh vi và nguy hiểm hơn do số tài khoản và số điện thoại khách hàng thường được công bố.Sau khi chỉ rõ những thủ đoạn lừa đảo của kẻ gian trong dịp Tết Nguyên đán, các ngân hàng cũng khuyến cáo khách hàng nên đảm bảo một số nguyên tắc cần tuân thủ. BVBank cho rằng khách hàng nên thực hiện xác minh, kiểm chứng thông tin qua các kênh chính thống và kiểm chứng thông tin về website/đường link. Đăng xuất ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch hoặc khi không còn sử dụng. Đồng thời chỉ đăng nhập tài khoản ngân hàng với những thiết bị đáng tin cậy. Ngoài ra, BVBank khuyến cáo khách hàng không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc ghi chếp, lưu dưới bất kỳ hình thức nào. Không sử dụng thông tin cá nhân để đặt mật khẩu. Đặc biệt không được sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khoá hoặc can thiệp hệ điều hành để sử dụng dịch vụ.Nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và bảo vệ tài sản của khách hàng, Agribank khuyến cáo người dùng tuyệt đối không truy cập vào đường link lạ, quét mã QR lạ, cài đặt và cấp quyền truy cập các phần mềm lạ. Đối với các phần mềm như VNEID, Dịch vụ công, ứng dụng ngân hàng… Khách chỉ nên tải các phần mềm trên chợ ứng dụng của điện thoại (App Store đối với iOS, CH Play/cửa hàng Play đối với Android…), đồng thời kiểm tra lượt tải, đánh giá của ứng dụng trên chợ ứng dụng trước khi quyết định tải phần mềm.Ngoài ra, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng như mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Cảnh giác với những cuộc gọi tự xưng là công an địa phương, là nhân viên của ngân hàng, công ty điện nước… Hạn chế đưa thông tin cá nhân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, các hóa đơn điện tử có chứa các thông tin cá nhân lên trang mạng xã hội.
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
BenQ ZOWIE ra mắt màn hình và chuột không dây mới dành cho game thủ
Ngày 20.2, tin từ Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, do Trạm y tế xã Cửa Dương chuyển đến.Khoảng 8 giờ cùng ngày, trong lúc đi đổ rác trên tuyến đường Dương Đông - Bãi Thơm, một người dân ở xã Cửa Dương phát hiện trong thùng xốp đặt bên cạnh thùng rác có một bé sơ sinh. Bé không mặc quần áo, bên cạnh cũng không có vật dụng kèm theo. Ngay sau khi phát hiện, người này liền gọi cho UBND xã Cửa Dương để trình báo. Cán bộ xã và cán bộ trạm y tế xã nhanh chóng đến nơi và đưa bé đến Trung tâm y tế TP.Phú Quốc chăm sóc.Bác sĩ Trần Thị Hòa, Trưởng khoa Sản, Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, khi tiếp nhận, bé đang trong tình trạng khá yếu do đói. Các bác sĩ đã cho bú sữa, đồng thời vệ sinh và quấn khăn giữ ẩm cho bé. Đây là bé trai, cân nặng 2,6 kg, bé được khoảng 5 ngày tuổi.Trưa cùng ngày, Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cử đoàn cán bộ đến thăm hỏi và nắm tình hình về bé trai bị bỏ rơi.Một lãnh đạo Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cho biết, trước mắt sẽ làm thủ tục cho bé được chăm sóc tại Trung tâm y tế. Theo quy định, UBND xã Cửa Dương sẽ ban hành thông báo tìm thân nhân của cháu bé bị bỏ rơi. Sau thời hạn 14 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu không ai đến nhận thì UBND xã Cửa Dương tiếp tục ban hành thông báo về việc xin nhận con nuôi.